TẬP HUẤN QUA MẠNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

  1. Thông tin chung

Thực hiện những cam kết quốc tế về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, trong vài thập niên vừa qua Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể về phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, riêng giai đoạn 2000 – 2008 đạt mức trung bình trên 7%/năm. Cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam chú trọng phân bổ nguồn lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội, đặc biệt hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và công bằng giữa các vùng và các nhóm dân cư nhất là đối với nhóm dân tộc thiểu số (DTTS). Một trong những nỗ lực này là Chính phủ đầu tư ngân sách cũng như huy động các nguồn lực quốc tế đầu tư cho giáo dục khu vực khó khăn và DTTS. Dự án giáo dục trung học cơ sở (THCS) vùng khó khăn nhất là sự đầu tư đầu tiên có quy mô lớn cho giáo dục khu vực khó khăn và DTTS. Dự án Giáo dục THCS Khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 là sự tiếp nối Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất nhằm mục tiêu tăng cường cơ hội tiếp cận bình đẳng và nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở các khu vực khó khăn nhất trong cả nước.

 Trong các thành phần của Dự án Dự án triển khai Chương trình Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường THCS nhằm cải thiện hiệu quả của thư viện trường THCS thông qua 3 hoạt động chính sau: 1. Hỗ trợ xây phòng thư viện và cung cấp trang thiết bị đồ gỗ; 2. Cung cấp sách cho thư viện; 3. Tổ chức tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ thư viện.

Để đạt được mục tiêu đặt ra, Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn quốc tế và chuyên gia tư vấn trong nước đã biên soạn cuốn Sổ tay “Hướng dẫn nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trường trung học cơ sở khu vực khó khăn và dân tộc thiểu số.” Dự án bồi dưỡng cho khoảng 1.450 cán bộ thư viện tại các trường THCS thuộc Dự án nhằm thúc đẩy các hoạt động có hiệu quả tại thư viện ở trường THCS các khu vực DTTS.

  1. Mục tiêu của khóa tập huấn

Sau khi tham gia khóa tập huấn, cán bộ thư viện trường THCS thuộc Dự án (i) nhận thức được lợi ích của việc đọc sách; (ii) xác định được vai trò của thư viện; (iii) thực hiện được ba chức năng cốt lõi của cán bộ thư viện trường học thế kỷ 21.

III. Hình thức và thời lượng tập huấn

1. Hình thức tập huấn: Tập huấn trực tuyến và tập huấn trực tiếp.

2. Thời lượng: 12 ngày, chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (5 ngày): Tập huấn trực tuyến bao gồm tập huấn thông qua hệ thống phòng học trực tuyến (Video Conference) và tập huấn qua mạng: Học viên tự học, nghiên cứu tài liệu, trao đổi và thảo luận với đồng nghiệp, giảng viên và hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Giai đoạn 2 (3 ngày): Tập huấn trực tiếp

- Giai đoạn 3 (4 ngày): Tập huấn trực tuyến: Học viên tiếp tục thực hành tại đơn vị công tác, với sự hỗ trợ của giảng viên và đồng nghiệp, hoàn thành và nộp sản phẩm qua mạng.

Sau khi đăng kí tham gia bài học, quý thầy/cô cần thực hiện lần lượt các hoạt động theo tiến trình bài học.

Quý thầy/cô cần hoàn thành các hoạt động theo thứ tự lần lượt, chỉ khi hoàn thành hoạt động trước thì các hoạt động sau mới mở ra. Với các hoạt động đã hoàn thành, dấu tích xanh sẽ hiện lên ở cuối tên hoạt động để quý thầy/cô nhận biết.

Quý thầy/cô cũng có thể theo dõi mức độ hoàn thành bài học của mình bằng thanh Mức độ hoàn thành trên menu bên trái.

Mô tả cụ thể như hình dưới đây:

Với các hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, quý thầy/cô hãy tích chọn vào ô tròn trước phướng án lựa chọn của mình với từng câu hỏi.

Với hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi tự luận (yêu cầu nộp sản phẩm), quý thầy/cô click vào nút “Trả lời” tương ứng với mỗi câu hỏi (yêu cầu).

Khung trả lời sẽ hiện ra như hình dưới dây, quý thầy cô hãy gửi kết quả của mình lên hệ thống.

Quý thầy/cô có thể tạo ra các nhóm trao đổi với các thành viên khác cùng tham gia bài học bằng cách chọn nút “Thảo luận” ở góc dưới bên trái màn hình.

Để tạo một nhóm trao đổi mới, hãy click vào dấu + hình tròn đỏ.

Khung khởi tạo thảo luận hiện ra như hình dưới đây.

Sau khi khởi tạo, khung chat sẽ hiện lên ở góc dưới bên phải màn hình, quý thầy/cô có thể bắt đầu tiến hành thảo luận.

Mỗi nhóm lĩnh vực sẽ có các chuyên gia được phân công phụ trách hỗ trợ quý thầy/cô trong quá trình học. Để trao đổi với chuyên gia, quý thầy/cô chọn nút “Hỏi chuyên gia” ở góc dưới bên trái màn hình.

 

Khung chat sẽ hiện ra ở góc phải bên dưới màn hình. Quý thầy/cô có thể bắt đầu thực hiện việc trao đổi với các chuyên gia.

 

Với trường hợp quý thầy/cô quên mật khẩu truy cập, xin vui lòng liên hệ với người được giao nhiệm vụ quản trị hệ thống "Trường học kết nối" của trường mình để được cấp lại một mật khẩu mới.

Trong trường hợp quý thầy/cô giữ tài khoản quản trị của trường mình và quên mật khẩu của tài khoản quản trị cấp trường,

Xin vui lòng liên hệ đồng chí Phạm Đình Thiệp - Cán bộ Dự án để được cấp mật khẩu mới.

Email: nvthiep.da@moet.edu.vn

Điện thoại: 096 595 6896

 

Thầy cô cần tạo tài khoản bằng cách ấn "Đăng ký" ở góc trên bên phải trang tập huấn: http://thcskkn2.edu.vn/taphuan/

Sau đó điền đủ các thông tin và ấn đăng ký để hoàn thành

Sau đó ấn đăng nhập để bắt đầu tham gia bài học.

Mỗi khóa học trên hệ thống được phân chia thành các chuyên mục (nhóm lĩnh vực) khác nhau.

Quý thầy/cô hãy lựa chọn các nhóm lĩnh vực phù hợp với mình để bắt đầu đăng ký tham gia.

Mỗi nhóm lĩnh vực bao gồm các bài học khác nhau. Quý thầy/cô sẽ tiến hành đăng ký từng bài học như mô tả